Triển lãm công nghệ FPT Techday 2022 khai mạc tại TP.HCM
Liên đoàn Bóng đá Thái Lan xác nhận (FAT), đội tuyển U.23 nước này sẽ tham dự giải quốc tế Doha Cup 2025, diễn ra tại Qatar. Giải đấu dự kiến diễn ra vào tháng 3, quy tụ 8 đội bóng trẻ đến từ Úc, Croatia, Ai Cập, UAE Thái Lan và chủ nhà Qatar. Doha Cup 2025 lên kế hoạch tranh tài vào đúng dịp FIFA Days, khi CLB trên toàn thế giới cũng nghỉ thi đấu, nên các đội sẽ triệu tập được lực lượng mạnh nhất của mình. Trước đó vào năm 2023, U.23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Philippe Troussier cũng tham dự giải đấu này để chuẩn bị cho SEA Games 32 tại Campuchia.Doha Cup 2025 là sân chơi rất bổ ích để U.23 Thái Lan rèn quân, khi "voi chiến" có dịp được chạm trán với những đối thủ rất mạnh. Trong đó, Úc, Qatar, UAE là những nền bóng đá hàng đầu châu Á, Croatia đến từ châu Âu, còn Ai Cập là đại diện của châu Phi cũng rất đáng gờm. Những đối thủ này đều được đánh giá cao hơn Thái Lan.Việc U.23 Thái Lan tham dự giải đấu ở Tây Á được xem là nước đi nhằm chuẩn bị cho 2 mục tiêu quan trọng năm 2025, gồm: vòng loại U.23 châu Á 2026 (vào tháng 9.2025) và SEA Games 33 (vào tháng 12.2025, tại chính xứ sở chùa vàng).Đặc biệt, người Thái đang rất chú trọng vào đấu trường SEA Games vào cuối nay năm nay. Ở 3 kỳ đại hội thể thao khu vực gần nhất, đội bóng xứ sở chùa vàng không thể vô địch. Theo đó, Việt Nam đăng quang tại SEA Games 31 (năm 2022 tại Hà Nội), còn Indonesia lên ngôi ở SEA Games 32 (năm 2023, tại Campuchia). Do đó, ở kỳ SEA Games 33 được tổ chức trên sân nhà, U.23 Thái Lan quyết tâm đoạt HCV môn bóng đá nam, qua đó khẳng định vị thế ở Đông Nam Á.Những đội bóng được cho sẽ cạnh tranh khốc liệt cho tấm HCV tại SEA Games 33 vẫn là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, U.22 Việt Nam thi đấu dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng đội tuyển quốc gia Kim Sang-sik. Đây cũng là điều thuận lợi, khi vị HLV người Hàn Quốc có thể dễ dàng bao quát về tình hình nhân sự.Xét về mặt tiềm lực, U.22 Việt Nam không hề kém cạnh so với các đối trọng trong khu vực Đông Nam Á. Thậm chí, lực lượng trong tay HLV Kim Sang-sik còn được đánh giá nhỉnh hơn về mặt kinh nghiệm thi đấu, khi nhiều cầu thủ trẻ từng được "thử lửa" ở đội tuyển quốc gia. Nhiều gương mặt tài năng ở độ tuổi U.22 đang chờ vị HLV người Hàn Quốc trao cơ hội để thể hiện.Tuy nhiên, "sự đau đầu" của HLV Kim Sang-sik tại U.22 Việt Nam nằm ở hàng tấn công, khi nước chủ nhà Thái Lan công bố điều lệ rằng các đội không được sử dụng cầu thủ trên 22 tuổi. Với nguồn lực của bóng đá Việt Nam vào lúc này, việc tìm ra một mẫu trung phong thực thụ ở độ tuổi U.22 là không dễ. Tuy nhiên, những cái tên thuộc diện tiềm năng để đảm nhận vai trò "số 9" không phải không có. Vấn đề là HLV Kim Sang-sik cần phải nhanh chóng có phương án cụ thể để tuyển chọn nhân sự và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.Đến lúc này, "bức tranh" U.22 Việt Nam vẫn còn nằm ở mức ý tưởng trong đầu HLV Kim Sang-sik. Điều này sẽ dễ hình dung hơn dịp FIFA Days tháng 3, khi đội tuyển Việt Nam hội quân để chuẩn bị cho vòng loại cuối Asian Cup 2027. Khi đó, ông Kim nhiều khả năng cũng sẽ triệu tập nhiều cầu thủ trẻ của lứa U.22.Nàng Á hậu đam mê thời trang và mô hình kinh doanh mới mẻ - trao đổi đồ hiệu
10 cá nhân được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2024 gồm:1. Sùng A Cải (28 tuổi, dân tộc Mông, ở Hà Nội), người sáng lập Hệ sinh thái Rừng và Em. Chương trình hỗ trợ một phần sinh hoạt phí giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người thụ hưởng tập trung hơn vào học tập và phát triển bản thân. Kết quả: 8 học sinh trung học và 1 sinh viên đại học được nhận trọn gói chương trình học đến hết chuyên nghiệp; hơn 100 bạn được định hướng nghề nghiệp, học tiếng Anh và tham gia trải nghiệm. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian sống xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua các sản phẩm từ rừng.2. Hoàng Công Minh (28 tuổi, ở Đắk Lắk), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu khu vực Tây nguyên.Anh Minh là người triển khai nhiều dự án hỗ trợ người khó khăn, trong đó có chương trình "Tủ sữa mẹ miễn phí" nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ em sinh non do không may mẹ qua đời hoặc không có sữa; dự án Ngân hàng máu sống với hơn 1.000 thành viên thường trực hỗ trợ hàng nghìn lượt bệnh nhân.3. Đỗ Ngọc Hà (37 tuổi, ở TP.HCM), Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp hoa từ tâm Hóc Môn (TP.HCM).Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn, trong đó có mô hình "Tri ân người thầm lặng", hỗ trợ suất ăn nóng và nước suối (1 tuần/3 ngày, từ 30 - 50 suất/ngày) cho công nhân vệ sinh trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.4. Vũ Thị Hải Anh (24 tuổi, ở Hà Nội), là thanh niên khuyết tật, Phó chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên khuyết tật Việt Nam; Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa đá Nhân văn. Là người có nhiều mô hình sáng tạo giúp người khuyết tật, trong đó có dự án "Hành chính công trực tuyến cho người khuyết tật", giúp hàng trăm người khuyết tật trên cả nước tiếp cận tài liệu miễn phí; mở lớp học "Thuyết trình tự tin", tăng cường kỹ năng thuyết trình, giúp sinh viên tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng…5. Huỳnh Minh Chín (50 tuổi), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Anh Chín khởi xướng mô hình "Chuyến xe nhân ái, hành trình vì sức khỏe cộng đồng", năm 2024, đã triển khai hơn 89 chuyến xe nhân ái đến khắp mọi miền đất nước vì sức khỏe của cộng đồng; đến rất nhiều nơi để khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng, cấp phát thuốc, phát thuốc điều trị miễn phí và tặng quà miễn phí, phát tờ rơi tuyên truyền các bệnh thường gặp với tổng số tiền thuốc và quà hơn 21 tỉ đồng. 6. Thạch Ngọc Hải (22 tuổi, ở Đồng Tháp), người sáng lập dự án Cho em.Anh Hải là thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - Đồng Tháp, tham gia hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng của nhóm với tổng giá trị mang lại cho cộng đồng khoảng 5 tỉ đồng.7. Phùng Quang Trung (28 tuổi, ở Hải Dương), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline phục dựng ảnh liệt sĩ.Hằng năm nhóm của anh Phùng Quang Trung phục dựng hàng nghìn bức ảnh, nhân dịp 27.7; xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.8. Lê Nguyễn Bảo Ngọc (23 tuổi), Hoa hậu Liên lục địa năm 2022, là người sáng lập và quản lý chương trình Gen Zero - Thanh niên Vì phát triển bền vững. Chương trình phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy thanh niên tham gia 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, tập trung vào "Hành động về khí hậu". 9. Nguyễn Bình Nam (45 tuổi, ở Đà Nẵng), kỹ sư điện, hiện công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, TP.Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau "Xây trường trên núi". 11 năm qua, anh Nam và cộng sự đã triển khai 18 ngôi trường tại vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi, với tổng chi phí hơn 7 tỉ đồng. 10. Katrin Kandel (66 tuổi), Tổng giám đốc thiện nguyện của tổ chức Facing The World, hoạt động ở Việt Nam từ 2008. Tổ chức này đã phẫu thuật dị tật sọ mặt cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, đào tạo các bác sĩ Việt Nam cả trong nước và cung cấp học bổng nước ngoài, quyên tặng thiết bị y tế hiện đại cho Việt Nam trị giá hàng triệu USD.
Chuyện về những triệu phú chân đất
Xuất sắc vượt qua dàn đối thủ quốc tế hùng hậu, Nguyễn Đình Như Vân đến từ Việt Nam trở thành chủ nhân của chiếc vương miện Miss Global (Hoa hậu Toàn cầu) 2025 trong đêm chung kết diễn ra tối 9.3 tại Thái Lan. Danh hiệu á hậu 1 được trao cho người đẹp Keri-Ann Amanda Greenwood (Jamaica) trong khi ngôi á hậu 2 thuộc về thí sinh Ediris Rivera Berrios (Puerto Rico).Chiến thắng của Nguyễn Đình Như Vân không gây bất ngờ với nhiều người hâm mộ sắc đẹp bởi cô có màn thể hiện nổi trội trong 2 tuần “chinh chiến” ở đấu trường quốc tế. Trước đêm chung kết, Như Vân được nhiều chuyên trang, khán giả theo dõi cuộc thi dự đoán đăng quang.Như Vân đăng quang Miss Global 2025 giữa lúc đấu trường nhan sắc này vướng lùm xùm “đường lưỡi bò”. Cụ thể, ở đầu đêm chung kết, ban tổ chức có chiếu một đoạn video giới thiệu thí sinh. Nhiều khán giả tinh ý nhận ra đoạn video này có vài giây xuất hiện hình ảnh bản đồ chiếu cận cảnh một phần khu vực Đông Nam Á và xuất hiện một vài được đứt đoạn bất thường ở khu vực Biển Đông.
“Vì phòng ngay hướng nắng nên mình phải đóng cửa cả ngày. Mở cửa ra thì nắng chiếu vào mà đóng lại thì như cái lò thiêu vì hơi nóng ở mái tôn hực xuống, không chịu nổi. Bật quạt mà nóng cảm giác như hơi lửa phả ra vậy. Trưa hôm nào không đi làm là mình phải sang nhà bạn ở gần đây để ngủ nhờ rồi cuối tháng góp tiền điện chung với nó”, Hậu kể.
Hoa hậu Ngọc Hân theo học thạc sĩ ở tuổi 34
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên vào lúc 9 giờ sáng 11.2.2025, giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,8 triệu đồng mỗi lượng, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết mua vào lên 90,1 triệu đồng, bán ra 93,1 triệu đồng. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết mua vào lên 90,1 triệu đồng, bán ra 93,1 triệu đồng… Đây là giá cao nhất từ trước đến nay, phá vỡ mức đã lập vào năm 2024 ở 92,4 triệu đồng. Tuy nhiên đến khoảng gần 10 giờ sáng cùng ngày, giá vàng miếng lại giảm mạnh 800.000 đồng, xuống còn 92,3 triệu đồng. Tuy nhiên đây vẫn là một mức rất cao. Vàng miếng SJC đã tăng 2,3 triệu đồng/lượng so với ngày Thần tài (ngày 7.2).Giá vàng nhẫn cũng tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Công ty SJC tăng giá mua lên 89 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng. Công ty PNJ mua vào với giá 89,5 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng…Giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức kỷ lục, lên 2.940 USD/ounce, thêm 37 USD/ounce. Chỉ trong 11 ngày đầu tháng 2, giá kim loại quý đã tăng 300 USD, tương đương 11,6%. Giá vàng tăng vọt lên mức kỷ lục mới mọi thời đại do lo ngại ngày càng tăng về chính sách thuế quan mở rộng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.